Tháp Đôi Quy Nhơn - Khám phá nghệ thuật kiến trúc ChămPa
Tháp Đôi là một trong những di tích Chăm Pa tiêu biểu tại vùng đất Quy Nhơn, Bình Định. Tháp Đôi không chỉ mang giá trị lịch sử to lớn mà còn sở hữu vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, góp phần tạo nên sức hút đặc biệt cho du lịch Quy Nhơn. Hãy cùng dichvuxunau.com trải nghiệm những điều tuyệt vời tại Tháp Đôi Quy Nhơn này nhé.
Tháp Đôi Quy Nhơn ở đâu
Tháp Đôi tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố 3 km về phía Tây Bắc. Vì có 2 tháp song song đứng cạnh nhau nên người dân địa phương gọi bằng tên nôm na là Tháp Đôi.
Cách di chuyển đến Tháp Đôi Quy Nhơn
Vị trí Tháp Đôi gần với Cầu Đôi theo quốc lộ 19, bắc trên nhánh sông từ hồ đèo Sơn chảy ra đầm Thị Nại thuộc quốc lộ 19. Bạn có thể đi tới đây bằng phương tiện công cộng để tiết kiệm chi phí. Đi ô tô hay xe máy từ Quy Nhơn bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy tháp ở phía bên tay phải.
Ngoài ra, khách du lịch từ xa đến Quy Nhơn có thể lựa chọn phương tiện là máy bay, tàu lửa. Rồi sau đó đi ô tô hoặc xe khách tới đây để chiêm ngưỡng công trình nghệ thuật độc đáo mang phong cách Bắc Ấn này.
Giờ hoạt động và giá vé tham quan Tháp Đôi Quy Nhơn
Giờ mở cửa:
Buổi sáng từ 7h00 - 11h30
Buổi chiều từ 13h30 - 17h00
Mở cửa tất cả các ngày trong tuần
Giá vé: 8.000 đồng/lượt
Phí giữ xe máy: 5.000 đồng/chiếc
Google Maps: https://goo.gl/maps/3YaL3YW1epGKNtM1A
Lịch sử Tháp Đôi Quy Nhơn
Tháp Đôi Quy Nhơn có nhiều tên gọi khác nhau, vì tháp nằm trên vùng đất thuộc làng Hưng Thạnh xưa nên còn có tên gọi tháp Hưng Thạnh, còn trong tiếng J'rai gọi là Sri Banoi. Theo Quách Tấn trong sách “Nước non Bình Định” người Pháp gọi tháp này là Tour Kh’mer.
Tháp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 13, thời kỳ vương quốc Chăm pa gặp nhiều biến động. Nơi đây từng là trung tâm văn hóa và tôn giáo quan trọng của vương quốc Chămpa hùng mạnh.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng với sự sụp đổ của vương triều Chămpa, các ngọn tháp dần bị lãng quên và xuống cấp. Tuy nhiên, từ năm 1990 đến năm 1997, được sự giúp đỡ của các chuyên gia đến từ Ba Lan, các nhà khảo cổ học trong nước cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ khoa học và những người thợ lành nghề, Tháp Đôi Quy Nhơn đã được trùng tu, tôn tạo để có được dáng vẻ gần như ban đầu.
Hiện nay, Tháp Đôi nằm trong khu đất đẹp, bằng phẳng, rộng hơn 6.000 m2, thấp thoáng trong bóng những cây dừa, cau và hoa đại (những loài cây gắn liền với văn hóa Chăm), tạo nên không gian tuyệt vời.
Tháp Đôi được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 1980 và trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Quy Nhơn, Bình Định.
Cấu trúc Tháp Đôi Quy Nhơn
Khi đến với Tháp Đôi, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi hình ảnh hai tòa tháp nguy nga được chạm khắc rất tinh xảo, sinh động và vô cùng lộng lẫy. Tháp Đôi khác biệt với các tháp Chăm khác trong tỉnh, không tọa lạc trên đỉnh đồi mà nằm ngay trong khu dân cư và chỉ bao gồm hai tháp:
Tháp lớn cao khoảng 25m và tháp nhỏ cao 23m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng Nam.
Bên trong tháp lớn thờ linh vật linga và yoni thông qua biểu tượng cối và chày giã gạo. Tháp được thiết kế toàn bộ chân tháp là những khối đá lớn vững chắc, thể hiện như một đài sen nâng đỡ toàn bộ tòa tháp. Giữa các cánh sen, các nghệ nhân Chăm đã khắc hình voi, sư tử và người nhảy múa.
Tháp nhỏ có cấu trúc và hình dáng tương tự, nhưng diềm mái thay vì 21 hình vũ nữ lại được thể hiện bởi một đàn hươu 13 con với những dáng vẻ khác nhau trông rất tinh nghịch và sống động.
Tháp Đôi Quy Nhơn không có hình dạng tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống, mà được cấu trúc thành hai phần chính: chân tháp là khối đá (tháp lớn) và gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi và phần đỉnh tháp hình mặt cong được tạo thành bởi gạch nung xếp khít chặt.
Tại các góc Tháp được trang trí bằng các phù điêu diễn tả các nhân vật, các vũ công với điệu múa lấy từ truyền thuyết Ấn Độ. Nhiều tượng chim thần Garuda tạp chủng đầu voi mình sư tử và hình người ngồi có 6 hoặc 8 tay bằng đá, hai tay giơ cao theo tín ngưỡng của người Chăm.
Tháp được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một chất kết dính đặc biệt, đây là một kỹ thuật xây độc đáo mà các nhà nghiên cứu tháp vẫn chưa giải mã được rằng làm cách nào, các viên gạch có thể dính chặt một cách chắc chắn như vậy.
Tuy vật liệu xây tháp chủ yếu là gạch nhưng hai tòa tháp vẫn toát lên được sự vững chắc, đồ sộ. Khiến ai cũng phải trầm trồ và ngưỡng mộ sự tỉ mỉ của các thợ xây thời đó. Tháp Đôi là minh chứng cho lối kiến trúc độc đáo được tạo nên từ trí tuệ và bàn tay tài hoa của người Chăm pa.
Tháp Đôi thờ ai?
Nhiều du khách đến Tháp Đôi ở Quy Nhơn đều băn khoăn với câu hỏi Tháp Đôi Quy Nhơn thờ ai? Ý nghĩa của Tháp Đôi là gì? Theo các cô chú lớn tuổi quản lý tại đây thì tháp lớn là nơi thờ các linh vật linga và yoni, tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thịnh, mùa màng bội thu, xung túc.
Còn theo các chuyên gia thì tháp Chăm có hai loại:
Loại thứ 1: gồm ba tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva (như tháp Dương Long)
Loại thứ 2: là các quần thể có một tháp trung tâm thờ thần Siva và các tháp phụ vây quanh (tháp Cánh Tiên, tháp Thủ Thiện, tháp Phú Lốc)
Ngoài ra, tháp Chăm còn là đền thờ thần bảo trợ của nhà vua. Do trong tháp rất chật hẹp, chỉ có chỗ cho các pháp sư hành lễ chứ không phải là nơi cho các tín đồ hội tụ và cầu nguyện.
Kinh nghiệm tham quan Tháp Đôi
Thời điểm tham quan đẹp nhất là vào mùa khô, từ tháng 4 đến tháng 9. Lúc này, thời tiết nắng ráo, ít mưa, thuận lợi cho việc di chuyển.
Buổi sáng sớm hoặc chiều tà là những thời điểm đẹp để tham quan. Lúc này, không khí mát mẻ, dễ chịu, và ánh sáng đẹp giúp du khách có thể chụp được những bức ảnh đẹp nhất.
Những điều cần lưu ý:
Nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo.
Nên mang theo mũ, nón, kem chống nắng nếu tham quan vào mùa hè.
Nên mang theo giày dép thoải mái để dễ dàng di chuyển.
Du khách không nên xả rác bừa bãi trong khuôn viên Tháp Đôi.
Không vẽ bậy lên các di tích và tuân thủ các quy định của ban quản lý khu di tích.
Có thể bạn quan tâm: Tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên 1 ngày
Tháp Đôi Quy Nhơn là một di sản văn hóa và lịch sử vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của người dân Bình Định. Nơi đây sẽ đưa du khách du hành ngược thời gian, tìm hiểu về lịch sử, văn hóa Chămpa và có những trải nghiệm khó quên.
Nếu có vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0935 99 53 88 để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm:
Các địa điểm du lịch Quy Nhơn nổi tiếng không thể bỏ qua
Kinh nghiệm du lịch Tháp Bánh Ít Quy Nhơn từ A-Z
Bảo Tàng Quang Trung Quy Nhơn – Khu đền thờ Tây Sơn tam kiệt
Khám phá Tượng phật Chùa Ông Núi cao nhất Đông Nam Á
Review tất tần tật về Chùa Thiên Hưng Quy Nhơn