Chùa Thiên Hưng An Nhơn Bình Định ngôi thiền viện tuyệt đẹp

Chùa Thiên Hưng là địa điểm tham quan tâm linh nổi tiếng ở Bình Định, được đông đảo du khách trong và ngoài nước muốn ghé đến đầu tiên khi du lịch miền đất này. Đặc biệt vào những ngày đầu năm, hàng ngàn người dân nô nức về đây tham quan, đi lễ chùa cầu an cho bản thân và gia đình.

Vì sao ngôi chùa này lại cuốn hút như vậy, mọi người hãy cùng dichvuxunau.com tìm hiểu những nét văn hóa tâm linh độc đáo tại chùa Thiên Hưng Bình Định có gì nhé!

Chùa Thiên Hưng Bình Định ở đâu

Chùa Thiên Hưng tọa lạc tại Thị Trấn Đập Đá trên quốc lộ 1A, Phường Nhơn Hưng,Thị Xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cách trung tâm Thành Phố Quy Nhơn khoảng 20km. Chùa còn có tên gọi trong dân gian là chùa “Mục Đồng” và khai sơn vào năm 1780.

Tuy không quá nguy nga rực rỡ như nhiều ngôi chùa khác, nhưng lại làm cho du khách viếng thăm vô cùng mê đắm ngay khi đặt chân vào khuôn viên chùa. Bên cạnh đó, các vị nguyên thủ quốc gia cũng thường ghé thăm chùa Thiên Hưng nên danh tiếng ngày càng vang xa.

Cách di chuyển đến chùa Thiên Hưng Bình Định

Hành trình 1: Từ thành phố Quy Nhơn, bạn đi theo đường Võ Nguyên Giáp, tới vòng xuyến bạn đi hướng QL19B, qua tháp Bánh Ít rồi rẽ phải theo quốc lộ 1A bạn sẽ đến Nhơn Hưng. Đến đây bạn có thể hỏi người dân, vì địa điểm này rất nổi tiếng nên mọi người sẽ chỉ cho bạn.

Hành trình 2: Từ sân bay Phù Cát, bạn đi đường Võ Văn Kiệt tới ngã tư rẽ phải, sau đó đi thẳng quốc lộ 1A khoảng 8 km là tới, chùa ở phía bên tay phải của bạn.

Các loại phương tiện

Xe buýt: Bạn có thể bắt xe buýt chuyến T12 (Quy Nhơn – Tam Quan), bắt đầu từ đường Lê Duẩn, đi qua huyện An Nhơn và kết thúc tại Tam Quan. Do là chuyến xe bus từ trung tâm đi ra ngoại thành nên mỗi chuyến cách nhau khoảng 35 phút.

Xe máy: Các bạn trẻ thích cảm giác tự do khám phá Quy Nhơn đến những điểm mà mình muốn thì hãy thuê xe máy với giá chỉ từ 100.000đồng - 150.000đồng/ngày.

Taxi: Có rất nhiều hãng taxi giá rẻ để bạn lựa chọn, lưu ý hỏi giá trước khi đi nhé.

Google Maps: https://goo.gl/maps/1QLR6Q9DkGcJkDMD8

Thời gian mở cửa

Chùa Thiên Hưng bắt đầu mở cửa đón khách đến hành hương và tham quan từ 9 giờ sáng đến 11 giờ, sau đó chùa sẽ đóng cửa một số khu vực từ 11 giờ trưa đến 15 giờ. Vì vậy, bạn hãy lưu lại thời gian này để có thể đến lúc mới mở cửa và tham quan được hết mọi nơi trong chùa nhé.

Bất kỳ ai, là phật tử hay người tham quan, không phân biệt là khách VIP của chùa hoặc có cúng dường hay không, đều được đội ngũ bếp nấu của chùa phục vụ cơm chay hoàn toàn miễn phí.

Trụ trì chùa Thiên Hưng là ai?

Chùa Thiên Hưng được người dân Bình Định gọi với cái tên thân thiết là chùa Đồng Ngộ, do Đại đức Thích Đồng Ngộ trụ trì. Là nhà sư trẻ nhưng rất nổi tiếng, bên cạnh việc có nhiều đóng góp cho phật pháp, am tường phong thủy, ông còn rất tích cực trong công việc hoằng pháp và tham gia hoạt động từ thiện.


Tham khảo thêm:

Tour du lịch Quy Nhơn Phú Yên 1 ngày

Vẻ đẹp kiến trúc của Chùa Thiên Hưng

Chùa Thiên Hưng có diện tích ban đầu khoảng 2.000 m2, đến năm 1998 đã mở rộng lên diện tích 10ha. Chùa nằm giữa một vùng quê cổ trong thành Đồ Bàn xưa của Chăm Pa, nơi đây thu hút du khách bởi vẻ ngoài bình dị, mộc mạc. Xung quanh chùa là những cánh đồng lúa trải dài và sông hồ cùng với đường tre ngõ làng yên ả. Một hình ảnh quen thuộc của thôn quê Việt Nam.

Bước vào trong bạn sẽ ấn tượng bởi không gian vừa hiện đại, vừa cổ kính. Giữa chùa là ao sen, trước chùa là vườn Thiên Thanh, các gian nhà đều được xây mái ngói cong cong như cung đình xưa, kết hợp với không gian xanh thoáng đãng, trong lành, yên tĩnh tạo cảm giác thanh tao, thoát tục.

Mặc dù ngôi chùa này đã xảy ra một trận hỏa hoạn vào năm 2013 làm hư hại một số công trình và cảnh quan. Tuy nhiên, các đại sư cùng tăng ni phật tử và người dân đã chung tay, góp sức, nổ lực trùng tu nâng cấp và phục hồi lại để có được khung cảnh khang trang như hiện nay.

Cổng tam quan

Khi vừa đặt chân tới chùa Thiên Hưng, bạn sẽ bắt gặp cánh cổng tam quan uy nghi rộng lớn, được xây dựng bằng bê tông, cốt thép vững chắc. Cánh cổng được làm làm bằng gỗ, mái được thiết kế theo kiến trúc mái cong với góc mái hình lưỡi đao, cong vút lên trời. Đây là kiểu cổng thường thấy ở chùa chiền theo kiều kiến trúc truyền thống Việt Nam.


Xem thêm:

Những địa điểm du lịch Quy Nhơn không thể bỏ qua

Khu vực chính điện

Qua cổng tam quan, bạn sẽ thật sự choáng ngợp với khung cảnh ở đây, bạn như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh với hoa cỏ cây cối, hồ sen và tòa chính điện, tất cả được sắp xếp theo phong thủy bố cục nội viên ngoại gia.

Khu vực chính điện có 3 tầng chính và 1 tầng mái, là nơi sinh hoại tín ngưỡng của các phật tử và đại chúng có niềm tin vào Phật giáo. Nơi đây được thiết kế với các cột trụ tròn lớn vững chãi, phần mái uốn cong, các góc mái được chạm khắc hình đầu rồng.

Tại tầng một là bức tượng phật bà nghìn mắt nghìn tay được đúc bằng đồng vô cùng uy nghiêm và tầng cao nhất là nơi thờ phụng phật Thích Ca Mâu Ni. Ngoài ra còn rất nhiều bức tượng phật được thờ phụng tại đây.

Tháp Chuông

Đối diện với khu chính điện của chùa Thiên Hưng là tòa Tháp Chuông 12 tầng, chiều cao khoảng 40m, đây là một trong những công trình được thiết kế rất công phu, tạo nên điểm nhấn của chùa. Đứng trên tháp, bạn có thể quan sát được từ hầu hết các cảnh quan của thị xã An Nhơn.

Dưới chân tháp là khu vườn nhỏ và một hồ nước trong lành mát mẻ, được bao quanh bởi Mười tám vị La Hán. Mỗi khi tiếng chuông ở đây vang vọng như cuốn đi mọi ưu tư phiền muộn, lo toan của cuộc sống hàng ngày.

Khuôn viên chùa được đặt rất nhiều hòn non bộ với những bức tượng phật khác nhau, khu vườn xanh mát và đặc biệt là ao sen nở quanh năm. Đây là sự kết hợp tài ba giữa những nét cổ kính và phong cảnh non xanh nước biếc, lấy khí tích thủy ở giữa để nuôi dưỡng xung quanh, trong chùa có hồ, trong nhà có sân, trong sân hoa cỏ cây cối sinh trưởng hàm chứa ý niệm ôm ấp dân sinh, yên bình, thảnh thơi.

Những lưu ý khi đến chùa

Chùa là nơi linh thiêng nên bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.

Cơm chay sẽ được phục vụ miễn phí từ 10 giờ đến 12 giờ, song nếu muốn thưởng thức thì bạn phải báo trước với nhà bếp để được chuẩn bị.

Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, thay vì mải mê chụp ảnh.

Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào khi không được sự cho phép của nhà chùa.

Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế. Bỏ rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.

Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Chùa Thiên Hưng Quy Nhơn Bình Định không chỉ được biết đến là một trong những ngôi chùa đẹp nhất tại Việt Nam, mà còn thu hút một lượng lớn các phật tử và du khách gần xa về đây chiêm bái. Với lối kiến trúc độc đáo, hòa trộn giữa nét cổ kính và hiện đại, không gian xanh mát, yên bình, mang đến cảm giác nhẹ nhàng thư thái khi đến ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Định này.

Nếu bạn có gì thắc mắc cần chúng tôi hướng dẫn hoặc tư vấn thêm thông tin cũng như kinh nghiệm, hãy điện đến số Hotline: 093 599 53 88 nhé.


Bài viết cùng chủ đề:

Hành trình khám phá Chùa Ông Núi từ A-Z

Thăm Tháp Đôi Quy Nhơn kiến trúc Chămpa cổ tuyệt đẹp

Review chi tiết Bảo Tàng Quang Trung Bình Định